Thứ ba, 06 Tháng 12 2011 17:39

Làng hoa Vạn Thành

Làng hoa Vạn Thành
Nhờ có thời tiết thiên nhiên ưu đãi, bà con phá đất khai hoang sản xuất rau xanh các loại cung cấp cho các tỉnh lân cận và đã được người tiêu dùng rất ưa chuộng, chủ yếu rau củ cung cấp cho thị trường Sài Gòn. Sau một thời gian trồng rau, tích tụ được vốn, bà con đã mua được máy móc phục vụ cho sản xuất nên đã khai thác thêm diện tích để trồng rau bán ra thị trường; và cũng do nhu cầu thị trường cần, người tiêu dùng ưa thích nên diện tích không ngừng mở rộng. 
Với khí hậu ôn đới, Đà Lạt có nhiều loài hoa khác khoe sắc bốn mùa, với tình yêu thiên nhiên, ham học hỏi, nên bà con trong làng đã chuyển từ rau sang hoa. Tiên phong trong việc chuyển sang trồng hoa là ông Nguyễn Văn Sáu và ông Vũ Như Lâm. Hai ông bàn bạc tìm tòi mang giống hoa hồng về trồng thí nghiệm, đất đã không phụ lòng người, nhanh chóng cho ra những bông hồng khoe sắc đưa hương làm cho nhiều tâm hồn mê say, với hoa hồng được mệnh danh là “chúa tể” các loài hoa, những năm thập niên 60, đầu thập niên 70, là thời điểm hưng thịnh.
Từ năm 1990 đến nay, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, làng hoa Vạn Thành đã nhanh chóng phục hồi trở lại, bà con nông dân bắt đầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ rau sang hoa. Người có công đầu đi tiên phong trong việc phát triển diện tích hoa hồng ở làng hoa Vạn Thành vào thời điểm 1995 là ông Nguyễn Văn Thứ và ông Nguyễn Văn Quỹ. Thời điểm đó, khi chúng tôi đến, ông Thứ đã mạnh dạn đầu tư 5ha hoa hồng các loại. Sau đó lan rộng dần. Tuy nhiên, với hoa hồng vẫn chưa có giống mới, bà con chủ yếu tìm và ghép lại giống hoa sắc pháo của ngày xưa một số loại như bê bê, vàng gục cũng được trồng để cung cấp cho thị trường. Các hộ trồng hoa ở Vạn Thành đã đưa các giống hoa mới du nhập vào Đà Lạt như: hoa hồng đỏ Hà Lan, đỏ Ý, Cánh sen, Kiss hồng và một số chủng loại hoa khác như: bi bi, đồng tiền vào sản xuất đại trà. Với tinh thần ham học hỏi cầu tiến, có truyền thống cần cù, thông minh sáng tạo, nhanh nhạy thị trường của bà con làng trong làng, đại diện là lớp trẻ nhanh chóng nắm bắt đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa, tự động hóa như tưới bép phun, dùng bình nén 3 pittông, đưa hoa vào nhà lồng, tiếp thu công nghệ cao, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên từ chủng loại hoa sắc pháo ngày xưa nông dân đã ghép nhiều chủng loại hoa hồng khác như: đỏ Hà Lan, đỏ Ý cung cấp cho nhu cầu ngày càng cao của thị trường. 
Nhờ trồng hoa, làng hoa Vạn Thành đã thay đổi da thịt hàng ngày, đời sống kinh tế ngày càng đi lên, nhiều hộ đã sắm sửa được xe hơi để đi lại, thế nhưng lớp nghệ nhân trẻ ngày nay không bằng lòng với thị trường trong nước mà đang tìm cách cho hoa Vạn Thành bay xa hơn nữa đến với các nước khác trên thế giới, họ đang cố gắng tạo cho mình một thương hiệu “Làng hoa Vạn Thành”
Cùng chủ đề này « Làng Hoa Định An
Trang chủ